HOME Tokyo and Surroundings Tokyo Tokyo Station Văn hoá ngâm bồn của người Nhật: Lịch sử và lưu ý khi ngâm
Văn hoá ngâm bồn của người Nhật: Lịch sử và lưu ý khi ngâm

Văn hoá ngâm bồn của người Nhật: Lịch sử và lưu ý khi ngâm

Date published: 24 October 2019

Nhật Bản là một đất nước rất yêu thích ngâm bồn. Đối với người Nhật, việc ngâm bồn không chỉ đơn giản là để làm sạch cơ thể, mà đó còn là thời gian để thư giãn. Nếu trong nhà không có bồn tắm, họ thường đến các phòng tắm công cộng. Khác với người Âu Mỹ, người Nhật sẽ khoả thân hoàn toàn và ngâm bồn cùng nhau. Văn hoá ngâm bồn này của người Nhật có lịch sử rất lâu đời, và đã trở thành một thói quen độc đáo của người dân xứ sở Mặt Trời Mọc.

Sự khác nhau giữa Sento và Onsen

Sự khác nhau giữa Sento và Onsen

Sento là từ chỉ các phòng tắm công cộng mang tính truyền thống của Nhật. Còn Onsen là các phòng tắm công cộng sử dụng nước nóng được lấy từ các mạch nước ngầm có nhiệt độ từ 25 độ C trở lên, và trong nước có chứa ít nhất 1 thành phần trong số 19 loại ion và khoáng chất bao gồm lithium hay hydrogen ion,… Tại các Onsen hay Sento, chúng ta đều có thể tận hưởng cảm giác thư thái khi ngâm mình trong các bể ngâm đủ loại.

Trải nghiệm văn hoá ngâm bồn tại Sento

Trải nghiệm văn hoá ngâm bồn tại Sento

Tại các Sento mà rất nhiều thế hệ đều sử dụng, bạn có thể có cái nhìn thoáng qua về các hoạt động hàng ngày thú vị của người dân địa phương. Bạn chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm quý giá khi cùng các cụ già ngâm mình trong bồn tắm, hay khi đang ngồi thư giãn trong phòng thay đồ thì nghe ai đó bắt chuyện.

Trước đây, tại các khu Sento thường có các nhân viên được gọi là Banto phụ trách cả phòng tắm nam và phòng tắm nữ, nhưng vài năm trở lại đây thì ở hầu hết các phòng tắm công cộng đã không còn thấy bóng dáng của các Banto nữa. Thay vào đó, mọi người sẽ trả tiền vào tắm ở khu vực lễ tân, và các phòng tắm công cộng sử dụng hình thức bán vé vào tắm bằng các máy bán vé tự động cũng ngày một tăng lên.

Sento và Super Sento

Sento và Super Sento

Có rất nhiều loại hình phòng tắm công cộng khác nhau, và trong vài năm trở lại đây thì xuất hiện ngày càng nhiều chỗ với tên gọi dạng như “Super Sento” hay “Kenko Land” (Trong tiếng Nhật, “kenko” có nghĩa là “sức khoẻ”). Những nơi này thường là tổ hợp bao gồm cả khách sạn và nhà hàng, với rất nhiều bể tắm khác nhau. Tại các “Super Sento” hay “Kenko Land” kiểu này thường không chỉ có kèm theo cả dịch vụ massage, làm đẹp, không gian nghỉ ngơi rộng rãi, mà còn có sẵn cả truyện tranh hay máy tính, nên giá vé vào cửa cũng đắt hơn các phòng tắm công cộng (Sento) thông thường khá nhiều.

Hiện cũng có khá nhiều khách sạn- lữ quán cung cấp dịch vụ “Onsen đi về trong ngày”, nên khách có thể không cần trọ lại mà chỉ cần trả tiền cũng có thể sử dịch các dịch vụ này của khách sạn.

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các lưu ý khi sử dụng các phòng tắm công cộng kiểu này ở Nhật.

Lưu ý trước khi vào các phòng tắm công cộng

Lưu ý trước khi vào các phòng tắm công cộng

Tại các phòng tắm công cộng thường có trang bị tủ khoá hoặc các giỏ lớn để đựng khăn tắm và các vật dụng mang theo. Mặc quần lót hay áo bơi vào ngâm bồn sẽ bị coi vi phạm các quy định về ứng xử, nên tốt nhất hãy cởi cả khăn tắm trùm người ra ở đây. Bạn có thể mang theo vào khu vực ngâm bồn những chiếc ngăn mặt nhỏ, nhưng nhớ đừng có nhúng chúng vào bể nước. Hãy tắm rửa thật sạch sẽ bên trong khu vực phòng tắm, sau đó tận hưởng sự thư thái khi ngâm mình trong bồn nhé.

Kakeyu: bước chuẩn bị không thể thiếu trước khi ngâm bồn

Kakeyu: bước chuẩn bị không thể thiếu trước khi ngâm bồn

“Kakeyu” là nước dùng để gột sạch cơ thể trước khi vào ngâm bồn. Đây không chỉ là bước giúp gột trôi hết mồ hôi hay bụi bẩn bám trên người, mà còn là bước giúp cơ thể làm quen với nhiệt độ của bể ngâm. Và hãy nhớ tẩy trang thật sạch trước khi vào ngâm nhé.

Tôi phải nhấn mạnh lại một lần nữa, là tuyệt đối không được nhúng khăn mặt của bạn vào trong bể nước. Bạn có thể quấn nó lên đầu, hoặc để nó ở một góc của bồn tắm, miễn sao không được nhúng khăn vào trong các bồn. Ngoài ra, cần nhớ các phòng tắm công cộng này là nơi mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, nên các hành động như bơi, hay nhảy ùm vào bể cũng tuyệt đối cần tránh. Và nếu chẳng may té nước có nhiệt độ cao vào người khác thì sẽ rất nguy hiểm, nên hành động vẩy nước lên cao cũng là hành động vi phạm quy tắc ứng xử.

Dọn dẹp sạch sẽ sau khi sử dụng

Dọn dẹp sạch sẽ sau khi sử dụng

Tại khu vực tắm vòi hoa sen thường có đặt kèm những chiếc ghế nhỏ. Đối với một bộ phận người nước ngoài thì có thể sẽ thấy hơi là lạ, nhưng những chiếc ghế này là vật dụng mà tất các mọi người tới tắm đều sử dụng. Việc dùng vòi hoa sen để tắm sạch người trước khi vào ngâm mình trong các bồn nước nóng được coi là một quy tắc ứng xử phổ biến. Hãy nhớ dọn dẹp và sắp xếp lại khu vực vòi hoa sen mà mình đã sử dụng đã một cách gọn gàng trước khi rời đi nhé. Nhớ cất ghế lại vào chỗ cũ, và xả sạch chỗ bọt dầu gội đầu vẫn còn bám lại.

Khi đi tắm tại các phòng tắm công cộng, thường mọi người sẽ mang theo dầu gội đầu của riêng mình. Nếu có thấy dầu gội để trên giá hay các rổ thì cũng không được tự tiện dùng vì nó thuộc sở hữu của người khác. Một số phòng tắm công cộng hiện có để cả dầu gội miễn phí nữa, nên nếu cảm thấy không yên tâm thì hãy xác nhận lại với nhân viên hoặc người dùng xung quanh. À, và đương nhiên là nhớ mang theo các đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng của mình nhé.

Lưu ý sau khi ngâm

Lưu ý sau khi ngâm

Người Nhật rất ghét để cơ thể trong tình trạng bị ướt. Không chỉ là một đôi giày ướt hay chiếc ô bị ướt, mà thậm chí có người còn để mặt giặt ở tận ngoài sân. Tức là, nếu bạn cứ để người ướt nguyên thế rồi đi vào phòng thay đồ, thì sẽ là một hành động cực thất lễ. Dù chẳng có ai nhìn, nhưng trước khi quay trở lại vào phòng thay đồ, hãy lau thật khô người, và dùng khăn tắm để cuốn người nhé. Ở hầu hết các phòng thay đồ đều có để máy sấy tóc và bạn có thể tự do sử dụng.

Bồn ngâm ở các khách sạn

Bồn ngâm ở các khách sạn

Ở các khách sạn dạng Business Hotel phần lớn đều có bồn tắm trong phòng riêng của khách, có trang bị vòi hoa sen, bồn tắm, bồn cầu,…nhưng trong số đó vẫn có cả một số khách sạn kinh doanh thêm cả phòng tắm công cộng. Các bồn tắm lớn này sẽ được phân chia thành 2 khu vực là “bên nam” và “bên nữ. Các phòng tắm lớn của khách sạn này cũng có cả tủ khoá hay phòng thay đồ như các phòng tắm công cộng khác, nhưng bạn cũng có thể gửi lại các món đồ có giá trị tại lễ tân của khách sạn.

Tại các khách sạn không có kèm theo ăn sáng-tối, hoặc các khách sạn giá rẻ (hostel) thường có cả các phòng không có kèm nhà tắm riêng, nhưng thay vào đó sẽ có các phòng tắm dành riêng cho khách ở trọ. Cách sử dụng các phòng tắm này cũng tương tự như khi sử dụng các bồn tắm công cộng.

Onsen và hình xăm: Được hay không được!?

Onsen và hình xăm: Được hay không được!?

Các phòng tắm công cộng của Nhật thường rất nghiêm ngặt với những người có xăm mình. Để tránh việc bị mời ra ngoài khi đang ngâm bồn, bạn cần kiểm tra trước xem chỗ đó có chấp nhận cho người xăm mình được vào không. Bạn chỉ cần hỏi nhân viên câu hỏi đơn giản: “Tattoo, OK?” là sẽ được trả lời ngay lập tức.

Những người có xăm mình tốt nhất nên trọ lại tại các lữ quán có bồn ngâm riêng trong phòng. Tuy giá thuê có đắt hơn so với những nơi có bể tắm công cộng, nhưng bạn lại có thể thoải mái tận hưởng văn hoá ngâm bồn độc đáo của Nhật mà không cần lo lắng gì về những hình xăm trên người mình nữa.

*This information is from the time of this article's publication.
*Prices and options mentioned are subject to change.
*Unless stated otherwise, all prices include tax.

Share this article.

Limited time offer: 10% discount coupons available now!

 
Search